Base Finance: Vận hành Kỳ kế toán & Báo cáo tài chính in

Sửa đổi trên: Thu, 2 Tháng 5, 2024 tại 11:51 SA


Hiện tại, Base Finance hỗ trợ các dạng báo cáo tài chính cho các doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán theo thông tư 200 tại tab Kỳ kế toán, cụ thể bao gồm:

1. Giao dịch: Ghi nhận các khoản tiền vào (Income) và khoản tiền ra (Expense)

2. Bảng cân đối thử: giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan về tự phát sinh tăng giảm cũng như số dư của các tài khoản kế toán trong kỳ kế toán hiện tại.

3. Bảng cân đối kế toán: Lát cắt tình hình tài chính của doanh nghiệp về tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn theo mẫu B01-DN theo Thông tư 200

4. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: mẫu B02-DN theo Thông tư 200

5. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: B03-DN theo phương pháp trực tiếp


*FAQsCách tạo Kỳ kế toán. 


Cách hoạt động của báo cáo trong Kỳ kế toán. Các nguyên nhân dẫn đến số liệu bị lệch/không giống như ước tính hoặc không lên số liệu trên các báo cáo tài chính?


I. Bảng cân đối thử - Trial Balance

1. Mô tả: Trên Base Finance, bảng cân đối thử đóng vai trò như 1 số chi tiết các tài khoản. Bảng cân đối thử là báo cáo tổng hợp số dư đầu kỳsố phát sinh và số dư cuối kỳ của các tài khoản trong 1 kỳ kế toán của doanh nghiệpphản ánh tổng quát tình hình tăng giảm và hiện có của chi tiết từng khoản mục, là căn cứ để kiểm tra việc ghi chép trên sổ kế toán tổng hợpCác nghiệp vụ phát sinh trong kỳ kế toán hiện tại sẽ được phản ánh bằng các con số trên các tài khoản với các cột:

- Số hiệu tài khoản/Tên tài khoản: Số hiệu và tên tương ứng của các tài khoản kế toán

- Dư nợ đầu kỳ/Dư có đầu kỳ: Số dư đầu kỳ bên Nợ/bên Có tùy theo loại tài khoản 

- Phát sinh Nợ/Phát sinh Có: Tổng số phát sinh Nợ/Có trong 1 kỳ kế toán đang mở

- Phát sinh Nợ/Có lũy kế: Tổng số phát sinh Nợ/Có kể từ khi sử dụng app đến hiện tại

- Dư Nợ cuối kỳ/ Dư Có cuối kỳ: Số dư nợ/có cuối kỳ.

2. Ý nghĩa của bảng cân đối thử:

- Dựa vào bảng cân đối thử, doanh nghiệp có thể đánh giá tổng quát tình hình tài sản, nguồn vốn và quá trình kinh doanh của doanh nghiệp

- Dễ dàng kiểm tra các số dư trên tài khoản, các bút toán đã hạch toán.

- Cung cấp tài liệu để lập bảng cân đối kế toán và phục vụ việc phân tích hoạt động kinh tế.

3. Cơ sở lập

- Dư Nợ/Có đầu kỳ: Số liệu đầu kỳ được được ghi nhận tại "Số dư ban đầu".

- Phát sinh Nợ/Có: Tổng hợp các giao dịch phát sinh trong kỳ hiện tại bên Nợ/Có của từng tài khoản

- Phát sinh Nợ/Có lũy kế: Tổng hợp các giao dịch bên Nợ/Có của từng tài khoản cộng dồn từ khi bắt đầu phát sinh đến hết kỳ kế toán hiện tại.

- Dư Nợ/Có cuối kỳ: Số dư cuối kỳ phản ánh số dư Nợ/Có cuối kỳ của từng tài khoản.

Tùy thuộc vào loại tài khoản mà số dư cuối kỳ nằm ở bên Nợ hoặc bên Có. 

Công thức tính: Số dư cuối kỳ = Số dư ban đầu + Phát sinh tăng - Phát sinh giảm.


II. Bảng cân đối kế toán (B01-DN) - Balance Sheet

1. Mô tả: Bảng cân đối kế toán là một bảng báo cáo tài chính tổng hợp. Phản ánh toàn bộ tài sản, nguồn vốn của một doanh nghiệp hay tổ chức tại một thời điểm xác định cụ thể.

2. Ý nghĩa của bảng cân đối kế toán

- Số liệu bảng cân đối kế toán là dữ liệu quan trọng để phân tích, nghiên cứu và đánh giá tổng quan tình hình kết quả kinh doanh. Thông qua đó, người quản lý doanh nghiệp biết tình trạng sử dụng vốn của doanh nghiệp tại từng thời điểm.

- Thể hiện tính minh bạch khách quan cho hoạt động kinh doanh. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể tham khảo dữ liệu của thời điểm trước để đưa ra các quyết định mang tính kinh tế.

3. Cơ sở lập

- Dựa trên số liệu của Bảng cân đối thử để trình bày số đầu kỳ, cuối kỳ trên bảng cân đối kế toán

- Nguồn số liệu để lập nên các chỉ tiêu thuộc phần này đó là số dư của các sổ thuộc tài khoản từ loại 1 đến loại 4, trong đó

  • Số dư của các tài khoản phản ánh Tài sản (loại 1, 2) là nguồn số liệu để lập các chỉ tiêu Phần Tài sản

  • Số dư của các tài khoản phản ánh Nguồn vốn (loại 3, 4) là nguồn số liệu lập các chỉ tiêu Phần Nguồn vốn

- Thông thường các tài khoản loại 1, 2 có số dư bên Nợ có thể lấy trực tiếp để lập cho Phần Tài sản, các tài khoản loại 3, 4 có số dư bên Có có thể lấy trực tiếp để lập cho Phần Nguồn vốn.

4. Các vấn đề thường gặp

  1. Bảng cân đối kế toán không cân

 - Nhập thiếu số dư đầu kỳ của các tài khoản khi bắt đầu sử dụng: Người dùng có thể kiểm tra lại số dư đầu kỳ của các tài khoản tại bảng cân đối thử.

- Chưa kết chuyển hết số dư của các tài khoản doanh thu, chi phí: Do bút toán kết chuyển là bút toán thực hiện thủ công, nếu sau kết chuyển mà doanh nghiệp chưa thực hiện khóa sổ, vẫn nhập các bút toán doanh thu và chi phí thì báo cáo kết quả kinh doanh sẽ lệch so với bảng cân đối thử.

  1. Không hiển thị các chỉ tiêu dài hạn: 

Trên Base Finance, chưa phân loại được thời hạn của các khoản phải thu, vì vậy các khoản đầu tư tài chính dài hạn, phải thu dài hạn, tài sản dở dang dài hạn, tài sản dài hạn khác sẽ được tính tất cả vào phần ngắn hạn. => Phần dài hạn hiển thị con số bằng 0.


III. Báo cáo kết quả kinh doanh (B02-DN) - P&L Income Statement

1. Mô tả: Báo cáo kết quả kinh doanh là một Báo cáo tài chính được lập định kỳ nhằm mục đích tổng hợp số liệu kế toán, phản ánh kết quả kinh doanh của mỗi doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu về Doanh thu, Chi phí, Lợi nhuận.

2. Ý nghĩa của báo cáo kết quả kinh doanh

- Giúp nắm bắt tình hình kinh doanh của doanh nghiệp theo dõi các khoản Doanh thu, Chi phí, Lợi nhuận.

- Đánh giá kết quả, hiệu quả kinh doanh và dự đoán tương lai của doanh nghiệp.

3. Cơ sở lập

Thực hiện các bút toán kết chuyển cuối kỳ làm cơ sở lập báo cáo, cụ thể:

  • Kết chuyển giá vốn từ TK 632 sang TK 911:

+ Nợ TK 911

+ Có TK 632

  • Kết chuyển chi phí từ TK 635, 641, 642, 811 sang TK 911

+ Nợ TK 911

+ Có TK 635

+ Có TK 641

+ Có TK 642

+ Có TK 811

  • Kết chuyển thu nhập khác từ TK 711 sang TK 911

+ Nợ TK 711

+ Có TK 911

=> Tạo bút toán kết chuyển như tạo giao dịch thông thường với các tài khoản Nợ/Có tương ứng. 

VD: Giá vốn hàng bán được ghi nhận Nợ TK 632 trong kỳ là 500.000đ, cuối kỳ kế toán ghi nhận:


Các chỉ tiêu trên Báo cáo kết quả kinh doanh sẽ được tính toán như sau:


4. Các vấn đề thường gặp

a. Chỉ tiêu Các khoản giảm trừ doanh thu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh không bằng số dư Nợ trên tài khoản 521

  • Nguyên nhân: Các khoản giảm trừ doanh thu trên báo cáo kết quả kinh doanh đang được lấy theo số dư Nợ TK 521 đối ứng Có TK 131 => Như vậy, nếu bút toán Nợ TK 521 đối ứng không phải là Có TK 131, chỉ tiêu Giảm trừ doanh thu trên báo cáo kết quả kinh doanh sẽ không chính xác.

Người dùng kiểm tra lại các bút toán hạch toán Nợ TK 521 như sau:

- Tại tab Kỳ kế toán, người dùng chọn kỳ kế toán đang mở:

 - Tại tab Giao dịch, người dùng lọc các giao dịch có ghi Có TK 5211/5212/5213 (là các tài khoản con của TK 521) và sửa về đúng tài khoản 131:

Lưu ý: Đối với các giao dịch phát sinh từ app con liên quan đến các khoản giảm trừ doanh thu, phần hạch toán đã được cài đặt tự động Nợ TK 521/Có TK 131.

b. Các khoản mục chi phí trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh không khớp với số dư trên các tài khoản chi phí    

Nguyên nhân: Do bút toán kết chuyển là bút toán thực hiện thủ công, nếu sau kết chuyển mà doanh nghiệp chưa thực hiện khóa sổ, vẫn nhập các bút toán doanh thu và chi phí thì báo cáo kết quả kinh doanh sẽ lệch so với bảng cân đối thử. => Cần kết chuyển hết số dư các tài khoản để lên báo cáo chính xác nhất.

Ngay sau khi thực hiện bút toán kết chuyển, kế toán đóng kì kế toán đang mở để đảm bảo không bị kết chuyển thiếu.


IV. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Phương pháp trực tiếp mẫu B03-DN) - Cashflow Statement

1. Mô tả:

- Tất cả những hoạt động liên quan tới dòng tiền vào và dòng tiền ra của doanh nghiệp (Đi qua tài khoản 111,112,113) đều được thể hiện trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

2. Ý nghĩa của báo cáo lưu chuyển tiền tệ

- Cung cấp thông tin về thu nhập và chi phí kinh doanh.

- Phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận và lưu chuyển tiền thuần trong một thời kỳ nhất định. Giải đáp nguyên nhân chênh lệch giữa dòng tiền vào (thu) và dòng tiền ra (chi) giúp cân đối thu chi hiệu quả.

- Đánh giá khả năng tạo doanh thu của doanh nghiệp trong tương lai.

3. Cơ sở lập

- Dựa vào tất cả các giao dịch Nợ/Có tài khoản 111,112,113 với các tài khoản liên quan trong kỳ kế toán.

- Các khoản thu tiền ghi phát sinh dương, các khoản chi tiền ghi phát sinh âm trong dấu (…)

4. Các vấn đề thường gặp

*Một vài chỉ tiêu không giống như ước tính: 

Trên lý thuyết, 1 tài khoản có thể nằm trong nhiều chỉ tiêu, chẳng hạn: Tài khoản 515 đối ứng 111,112 có thể liên quan tới hoạt động sản xuất kinh doanh, hoặc hoạt động đầu tư. 

Hiện tại trên Base Finance sẽ quy 1 tài khoản về 1 chỉ tiêu - ưu tiên lựa chọn chỉ tiêu phổ biến hơn, đảm bảo số tổng không thay đổi - cụ thể: 

- Nợ TK 111,112 đối ứng TK 515: quy vào mục II.7

- Nợ TK 111, 112 đối ứng TK 711: quy vào mục II.2

- Nợ TK 811 đối ứng TK 111,112: quy vào mục II.2

- Nợ TK 331 đối ứng TK 111,112: quy vào mục I.2

- Nợ TK 171 đối ứng TK 111,112,113: quy vào mục II.3

- Nợ TK 41112 đối ứng TK 111, 112,113: quy vào mục III.2

- Nợ TK 111, 112, 113 đối ứng TK 41112: quy vào mục III.1

- Nợ TK 111, 112,113 đối ứng TK 171: quy vào mục II.4

- Nợ TK 338 đối ứng TK 111,112,113: quy vào mục I.7

Lấy ví dụ TK 515, sẽ quy hết về hoạt động đầu tư do thường tính chất bút toán liên quan đến hoạt động đầu tư hạch toán về 515 phổ biến hơn các hoạt động sản xuất kinh doanh.



Câu trả lời này có giúp ích cho bạn không? Yes No

Send feedback
Rất tiếc là chúng tôi không giúp được nhiều. Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này bằng phản hồi của bạn.