Webhook: Chuyển dữ liệu tự động từ Request sang Request in

Đã sửa đổi vào: Tue, 25 Tháng 2, 2025 lúc 2:23 CH


Trong trường hợp: khi khởi tạo, xét duyệt hoặc từ chối một đề xuất trên Request tự động chuyển và tạo một đề xuất mới trên Request.

Lưu ý: Người tạo đề xuất thứ nhất cần có quyền tạo đề xuất trong nhóm đề xuất thứ hai 

Để thiết lập Webhook giữa hai nhóm đề xuất trong ứng dụng Request, bạn thao tác theo các bước sau: 


Bước 1: Thiết lập các trường dữ liệu tùy chỉnh

Thiết lập các trường dữ liệu tùy chỉnh của hai nhóm đề xuất trên Request giống nhau về:
- Loại dữ liệu (type)

- Mã key của trường dữ liệu (input key) 

- Trường dữ liệu bắt buộc (required) bên nhóm đề xuất thứ hai

Ví dụ: Khi chuyển dữ liệu từ đề xuất mua hàng sang đề xuất thanh toán, nhóm đề xuất mua hàng có 3 trường thông tin “Danh mục thiết bị, Lý do đề xuất, Chi phí” muốn lấy dữ liệu sang đề xuất thanh toán thì đề xuất thanh toán cần thiết lập các trường dữ liệu tương ứng và trùng mã key trên hệ thống.

Thiết lập các trường dữ liệu tùy chỉnh trên nhóm đề xuất thứ nhất


Thiết lập các trường dữ liệu tùy chỉnh trên nhóm đề xuất thứ hai

Lưu ý: 

  • Với trường dữ liệu dạng bảng và danh sách tùy chọn, các thông tin của hai trường tùy chỉnh này ở hai nhóm đề xuất này cần được thiết lập giống nhau từng cột, hàng, thứ tự + số lượng các lựa chọn. 

  • Kiểm tra lại tên trường dữ liệu và input key của các trường dữ liệu của hai nhóm đề xuất này phải trùng nhau thì mới có thể chuyển được dữ liệu tự động

  • Tránh chỉnh sửa input key nếu đã có dữ liệu, việc chỉnh sửa sẽ ảnh hưởng đến các dữ liệu đã được tạo ra và mẫu in. (Nếu inputkey không trùng nhau thì cài đặt transformer theo Bước 4)

Cách kiểm tra input key trong Request:

Request


Bước 2: Copy API tạo của nhóm đề xuất thứ hai 

Truy cập vào https://request.base.vn/, tại tùy chỉnh của nhóm đề xuất >> Click vào icon "..." >> Quản lý webhooks 


Copy đoạn “API tạo” trong nhóm đề xuất thứ hai.

Bước 3: Dán API tạo vào Quản lý Webhook của nhóm đề xuất thứ nhất

Truy cập https://request.base.vn/ >> Tùy chỉnh >> Tất cả nhóm đề xuất >> Chọn nhóm đề xuất cần cài đặt Webhook 

Tại tùy chỉnh của nhóm đề xuất này, chọn Chuyển tiếp & Webhook >> Chỉnh sửa 


Dán “API tạo” ở Bước 2 vào một trong các mục bên dưới nếu muốn công việc được chuyển từ các trạng thái của đề xuất đó.

  • requestCreated: khi đề xuất được tạo thì một đề xuất mới sẽ được tạo tự động.

  • requestApproved: khi đề xuất được chấp thuận hoàn toàn thì một đề xuất mới sẽ được tạo tự động

  • requestRejected: khi đề xuất bị từ chối thì một đề xuất mới sẽ được tạo tự động

Sau khi thiết lập Webhook như trên, hệ thống sẽ tự động tạo ra 1 đề xuất mới với các thông tin như sau: 

  • Tên đề xuất: giữ nguyên theo tên đề xuất của nhóm đề xuất gốc.

  • Người tạo đề xuất: giữ nguyên là người tạo đề xuất của nhóm đề xuất gốc.

  • Người theo dõi đề xuất: giữ nguyên là người theo dõi đề xuất của nhóm đề xuất gốc

  • File đính kèm đề xuất: giữ nguyên là file đính kèm của đề xuất nhóm đề xuất gốc

  • Trường hợp tạo trường dữ liệu theo bước 1, hệ thống sẽ chuyển cả các trường dữ liệu đó.

  • Các thông tin khác trong đề xuất gốc sẽ không chuyển tự động sang nhóm đề xuất thứ hai

Nếu cần thiết lập nâng cao, cần thay đổi các thông tin hay chuyển tự động sang các thông tin khác, bạn tham khảo Bước 4

Bước 4: Thiết lập Transformer

*Có 2 cột dữ liệu trong Transformer

Final key (bên trái): mã của biến/trường dữ liệu trong nhóm đề xuất thứ hai

Cú pháp:

- Nếu là biến hệ thống: key

- Nếu là trường tùy chỉnh: custom_inputkey

- Original key (bên phải): nội dung hoặc mã của biến/trường dữ liệu trong nhóm đề xuất thứ nhất

Cú pháp:

- Nếu là biến hệ thống: {key}

- Nếu là trường tùy chỉnh: {custom_inputkey}

Lưu ý: Các biến transformer cần viết in thường, không viết in hoa thì dữ liệu mới được bắn tự động.

*Có 3 nhóm thông tin có thể chuyển được với Transformer của Webhook:

Trường hợp 1: Nhóm liên quan đến thông tin cơ bản (name: tên đề xuất, content: mô tả).

  • Chuyển tên đề xuất thứ nhất sang tên của đề xuất thứ hai




- name - đại diện cho tên của đề xuất thứ hai

-{name} - sử dụng tên của đề xuất thứ nhất (đề xuất gốc)

- [ĐNTT Mua hàng] - phần nội dung cố định muốn chèn thêm vào tên đề xuất thứ hai (có thể tùy chỉnh)

Trường hợp 2: Nhóm liên quan đến những người liên quan (username, creator_username, followers)

  • Tự động chỉ định cụ thể người tạo đề xuất ở đề xuất thứ hai. Nếu không sử dụng transformer này thì mặc định người tạo nhiệm vụ là người tạo xuất thứ nhất.



- "creator_username" đại diện cho người tạo đề xuất ở nhóm đề xuất thứ hai

- "@duyenpt" là username được chỉ định sẽ tạo đề xuất tự động.

  • Tự động thêm người theo dõi cho đề xuất thứ hai



- “followers" là danh sách người theo dõi đề xuất ở nhóm đề xuất thứ hai

- "@trungcang” là danh sách người theo dõi được thêm vào đề xuất ở nhóm đề xuất thứ hai


Trường hợp 3: Các trường dữ liệu tùy chỉnh (Customfields)

- Trường hợp Customfields ở hai nhóm đề xuất đã giống nhau như hướng dẫn bước 1 thì không cần sử dụng Transformer.

-  Với những trường tùy chỉnh ở hai bên không trùng mã mà vẫn muốn dữ liệu được chuyển sang, cần tạo thêm transformer với cú pháp:

+ Final key (bên trái): custom_inputkey ở nhóm đề xuất thứ hai

+ Original key (bên phải): {custom_inputkey} ở nhóm đề xuất thứ nhất (đề xuất gốc)

Ví dụ: Số lượng trong nhóm đề xuất thứ nhất có inputkey là “so_luong”; Số lượng trong nhóm đề xuất thứ hai có inputkey là “so_luong_thiet_bi”.  Muốn lấy nội dung trong trường thông tin Số lượng (inputkey là so_luong) trong nhóm đề xuất thứ nhất sang trường thông tin Số lượng thiết bị trong nhóm đề xuất thứ hai thì sẽ điền {custom_so_luong}


Bước 5: Hoàn tất thiết lập 

Các thông tin của một công việc mới được tự động tạo ra có thiết lập Transformer


* Tham khảo thêm các biến hỗ trợ cho Webhook Request tại đây



Câu trả lời này có giúp ích cho bạn không? Yes No

Send feedback
Rất tiếc là chúng tôi không giúp được nhiều. Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này bằng phản hồi của bạn.
Zalo